Ngày 20/1/2016, Tổng thống Barack Obama sẽ hết nhiệm kỳ. Câu hỏi được đặt ra là ai sẽ bảo vệ cho ông khi không còn tiếp quản Nhà Trắng?
Năm 1994, Quốc hội Mỹ cắt giảm quy định bảo vệ trọn đời cựu tổng thống sau khi rời nhiệm sở xuống còn 10 năm. Mục tiêu của quyết định này là nhằm giảm bớt chi phí. Quy định sau đó được áp dụng luôn cho cựu Tổng thống Bill Clinton và người kế nhiệm George W.Bush.
Obama đã kí việc bảo vệ trọn đời cho tổng thống
Tuy nhiên, một luật do chính Obama kí sẽ cho phép ông yên tâm sinh sống và làm việc lâu dài ở đất nước có tỉ lệ sử dụng súng cao nhất thế giới, sau khi rời Nhà Trắng vào ngày 20.1.2017 sắp tới. Các biện pháp an ninh cũng được áp dụng cho con cái của cựu tổng thống tới năm chúng đủ 16 tuổi.
Bộ luật được đương kim Tổng thống Barack Obama kí ngày 12.1.2013 cho phép mọi cựu tổng thống và cựu đệ nhất phu nhân Mỹ nhận được sự bảo vệ trọn đời. Điều này đồng nghĩa sau khi rời Nhà Trắng, họ vẫn được mật vụ theo sát như hình với bóng bất kể ngày đêm.
“Thế giới thay đổi rất nhiều kể từ vụ tấn công khủng bố 11.9”, Thượng nghị sĩ Lamar Smith nói khi đề xuất sửa đổi quy định ở Hạ viện hồi tháng 11.2013. “Chúng ta cần đảm bảo rằng sự an toàn của cựu tổng thống là điều tối thượng”.
Dù vậy vẫn có nghị sĩ phản đối quy định bảo vệ tổng thống trọn đời. “Tôi nghĩ rằng trở thành tổng thống là một công việc hái ra tiền. Sau 10 năm kể từ khi rời nhiệm sở, nếu cựu tổng thống đó có nhu cầu, họ phải tự chi trả”, Thượng nghị sĩ Howard Coble nói.
Đảm bảo rằng sự an toàn của cựu tổng thống là điều tối thượng
Ông Coble là người tranh đấu hồi năm 1994 để hạn chế quyền bảo vệ trọn đời với cựu tổng thống xuống còn 10 năm. Bất chấp sự phản đối và chia rẽ giữa hai viện, Hạ viện Mỹ vẫn thông qua quy định trên và sau đó Thượng viện cũng chấp thuận. Năm 1985, cựu Tổng thống Richard Nixon từng yêu cầu chấm dứt bảo vệ trọn đời, 11 năm sau khi ông rời Nhà Trắng.
Theo đánh giá, mật vụ Mỹ phải chi khoảng 10 triệu USD mỗi năm để bảo vệ một cựu tổng thống.