Rất nhiều người tập thường vội vàng muốn sở hữu những cú đấm mạnh. Tuy nhiên, trước khi luyện tập bạn nên hiểu được uy lực của những cú đấm đến từ đâu? Các kiến thức cơ bản về cách vận dụng sức mạnh được tạo ra từ cơ thể. Từ đó hiểu được cách đặt và vận dụng các vị trí trên cơ thể để tất cả sức mạnh và trọng lượng cơ thể bạn được chuyển một cách hiệu quả vào cú đấm. Sau đó, người tập sẽ được học chi tiết về các kỹ thuật đấm để tìm hiểu làm thế nào để có thể đấm mạnh hơn. Cuối cùng, sẽ là những lời khuyên về việc làm thế nào để gây ra tổn thương tối đa cho đối thủ.
Dưới đây là các lý thuyết cơ bản bạn cần phải hiểu về một cú đấm mạnh.
Tốc độ không phải là sức mạnh từ cú đấm mạnh
Rất nhiều người ao ước sở hữu một cú đấm vừa nhanh vừa mạnh. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rõ rằng sức mạnh không chỉ là tốc độ, mà bạn cần phải có một lực lượng song song cùng mỗi lần ra đòn tay. Hãy nhớ rằng một cú đấm nhanh sẽ không phải là một cú đấm mạnh trừ khi bạn mang theo nó ít nhiều trọng lượng cơ thể mình trong cú đấm đó. Tốc độ và sức mạnh muốn “tồn tại” cùng với nhau cần sự phối hợp vô cùng linh hoạt và luyện tập chăm chỉ.
Sử dụng chân và chuyển động toàn bộ cơ thể.
Toàn bộ cơ thể bạn chuyển động trong khoảng cách x sẽ tạo ra cú đấm mạnh hơn là chỉ cánh tay bạn chuyển động trong khoảng cách x, đây là nguyên tắc người tập cần đặc biệt lưu ý.
Bạn phải chuyển động toàn bộ cơ thể bạn để có thể mang theo tối đa trọng lượng cùng cú đấm. Bí quyết ở đây là đừng tập trung vào việc chuyển động cơ thể bạn trong một khoảng cách lớn. Mà hãy chuyển động tất cả cùng một lúc như một thể thống nhất. Các bắp thịt lớn nhất trong cơ thể sẽ tạo ra sức mạnh lớn nhất, các cơ đùi sẽ là nền tảng để sức mạnh cánh tay được phát huy một cách hiệu qủa nhất.
Sử dụng các góc độ
Khi nằm đúng tầm, cú đấm sẽ phát huy được tối đa sức mạnh. Ví dụ với một cú đấm thẳng, bạn đấm hết đà tay với cánh tay được duỗi thẳng tối đa, nhất là cú đấm có tầm đấm ngắn hơn độ duỗi của tay một chút. Đặc biệt, cú đấm với những thay đổi linh hoạt về góc độ sẽ tạo ra những đột biến với nhiều cơ hội gây ra tổn thương cho đối thủ hơn.
Phối hợp linh hoạt các bộ phận của cơ thể cho một cú đấm mạnh
– Bàn chân:
+ Nằm trên mặt đất với khoảng cách rộng hơn vai một chút.
+ Khi xác định đối tượng và hướng đấm, nâng gót chân sau trước khi thực hiện cú đấm.
+ Khi đấm, chân xoay theo hướng đấm.
+ Khi đấm liên tục, bàn chân cần làm điểm trụ lại và đẩy theo các hướng khác nhau tương ứng với hướng của các cú đấm.
+ Khi tung ra một cú đấm mạnh, bàn chân bạn không bao giờ rời khỏi mặt đất
– Chân:
+ Đầu gối luôn hơi cong
+ Bạn nên hiểu rằng khi thực hiện các cú đấm, trọng lượng sẽ được đặt nhiều vào chân nào đầu gối cong hơn
– Thân trên:
+ Thân của bạn xoay càng nhiều càng tốt và cú đấm cần xuất phát từ vai.
– Vai:
+ Cần được thả lòng khi tung ra cú đấm, trở nên thoải mái, nhanh và mạnh hơn.
– Cánh tay:
+ Cánh tay của bạn cần được bắt đầu một cách thư giãn.
+ Khi tung ra cú đấm. Cánh tay chỉ mở rộng vừa đủ để tấn công đối thủ.
+ Cánh tay chỉ cần mở rộng vừa đủ để tấn công, điều này cũng giúp bạn hạn chế việc bị phản đòn.
+ Không co tay lại trước khi tung ra một cú đấm. Nó là dấu hiệu báo trước bạn sắp làm điều đó, khi đối thủ nhận ra cú đấm sẽ mất đi hiệu quả.
– Cú đấm mạnh từ bàn tay:
+ Trước khi tung ra đấm, nắm tay cần được nắm chặt, càng cứng càng tốt. Điều này sẽ giúp tăng sức mạnh cú đấm cũng như bảo vệ bàn tay.
+ Khi đấm, cổ tay cần được giữ thẳng để tránh bong gân, sai khớp.
+ Đấm xong nhớ co tay về thật nhanh.
– Đầu:
+ Thở mạnh ra mỗi khi tung cú đấm.
+ Đôi mắt cần được tập trung cao độ để quan sát đối thủ
+ Cằm hơi cúi xuống một chút để được che đỡ ít nhiều từ vai.
Để có được cú đấm mạnh mẽ, tất cả các bộ phận trên cơ thể đều cần “khớp” với nhau. Khi phát hiện ra phần nào đó trong cơ thể mình không tham gia vào việc vận chuyển năng lượng. Bạn cần tập luyện vất vả hơn để cho những phần đó tham gia tích cực vào cú đấm.