Các thế lực xã hội đen hình thành tại Trung Quốc từ thời cổ đại, thậm chí còn có quyền uy “vượt mặt Thiên tử” trong nhiều giai đoạn lịch sử.
Những đặc điểm của thế lực xã hội đen tại Trung Quốc
THẾ GIỚI NGẦM ĐÁNG SỢ
Các thế lực xã hội đen đã xuất hiện ở Trung Quốc từ thời cổ đại. Đến thời Dân quốc cận đại, nhiều bang hội đã trở nên “nổi tiếng” như Thang Bang ở Thượng Hải.
Mặc Tử được coi là người đầu tiên trong giới xã hội đen
Trường hợp xã hội đen được ghi nhận sớm nhất trong lịch sử nước này phải kể tới Mặc Tử. Mặc Tử là người thời Chiến Quốc, tên Địch, không rõ năm sinh, quê quán. Người này đã trở thành thủ lĩnh của một nhóm người võ nghệ siêu quần, có sức ảnh hưởng lớn dưới thời kỳ trên.
Khác với võ đạo phương Tây, võ công Trung Quốc đều có thêm những tính chất thuộc về bối cảnh. Những người biết võ thường tập hợp thành các bang phái, kết nghĩa huynh đệ để gây dựng thế lực.
Trên thực tế, những thế lực này chính là “xã hội đen”. Trong mắt bọn họ không có luật pháp quốc gia mà chỉ có “quy tắc giang hồ.” Kẻ nào trong giới vi phạm những quy tắc này đều “hết đất sống”.
Mặc dù hoạt động bề ngoài như những tổ chức bình thường, nhưng đến Hoàng đế cũng phần nào phải kiêng nể các thành phần của thế giới ngầm này.
Xã hội đen dưới các thời
Dưới thời Hán Vũ Đế, bang hội “hắc đạo” nổi tiếng thời bấy giờ được cầm đầu bởi “Quách Ông Bá” – một kẻ tự xưng là “hào hiệp”, chuyên cấu kết với các phe phái để kết thành bè đảng.
Ông trùm họ Quách này có tên là Giải, tự là Ông Bá. Sử gia Tư Mã Thiên từng miêu tả kẻ này “vóc người thấp bé, ăn nói tầm thường. Nhưng ở bên ngoài nếu gặp chuyện không vừa ý liền dùng dao “nói chuyện”, giết người không chớp mắt.”
Dưới thời Hán Cảnh Đế, Hán Cao Đế, nắm quyền ở quận Trác khi ấy là hai gia tộc đông Cao thị và Tây Cao thị, đều tự xưng là “hào hiệp”.
Trong quận khi đó từ quận phụ tới các cấp dưới như nha môn, binh lính thấy người nhà họ Cao đều phải tránh, gặp phải chuyện do bọn họ gây nên thì thà từ quan chứ không dám giải quyết.
Vì vậy, từ trung ương tới địa phương đều không thể “đụng” tới những gia tộc hào hiệp này. Quan binh bất lực, dân chúng vì sợ “vạ lây” nên đi ra đường lúc nào cũng phải thủ sẵn binh khí phòng bị.
CÁC THỦ ĐOẠN MƯU SINH
Mưu cầu phi pháp về các quyền lợi kinh tế chính. Đây là mục tiêu chủ yếu và cơ bản nhất của các thế lực xã hội đen.
Giới “hắc đạo” Trung Quốc khi ấy chủ yếu kiếm tiền dưới ba hình thức:
Thứ nhất là dùng bạo lực lũng đoạn thị trường.
Dưới thời Hán Huệ Đế, các “tập thị mậu dịch” đã hình thành. Đây là những địa phương vô cùng hỗn loạn, có nhiều kẻ ác ẩn thân sinh sống làm ăn.
Theo sách sử ghi chép: chợ Trường An thời Tây Hán bị các thế lực ngầm phân cách chiếm đoạt. Những lợi nhuận phong phú thu được từ đồ nghề, các mặt hàng tại đây đều bị những ông trùm chiếm giữ, thậm chí lũng đoạn.
Thứ hai:
Vơ vét tài sản xảo trá dưới hình thức “thu phí bảo kê”.
Dưới thời Võ Tắc Thiên, ở Biện Châu có ông trùm nổi danh tên Lý Hoằng. Họ Lý này lấy cớ “bảo vệ việc làm ăn cho thương nhân” đã công khai thu tiền mãi lộ, vơ vét tài sản của nhà đò.
Sau này Lý Hoằng bị Thứ sử Biện Châu Nhâm Chính Lý hạ lệnh đánh chết. Toàn bộ giới thương nhân nơi đây vui mừng như thoát kiếp.
Đến thời Tống – Nguyên, chế độ quản lý chợ và thuế thu có nhiều thay đổi. Các thế lực hắc ám càng được thế lộng hành. Tô Châu từng nhận được tố cáo về một đám người “tự xưng là “hành đầu”, đến các cửa hàng ép nộp tiền, quyền tiền hòng chiếm đoạt.”
Thứ ba:
Kinh doanh trái pháp luật. Các hình thức thường thấy của loại hình này. Đây là mại dâm, đánh bạc, buôn lậu, làm tiền giả, còn chuyên đâm thuê chém mướn.
Dưới thời nhà Minh, tại Giang Nam có một tổ chức chuyên lấy nghề đòi nợ thuê làm thủ đoạn mưu sinh. Chuyện ẩu đả thời nào cũng có, nhưng tổ chức này lại dùng nhiều thủ đoạn “giết người không dao”.
Khi đi “hành sự”, những kẻ “đâm thuê chém mướn” này thường đánh vào những chỗ hiểm như sườn, bụng dưới, thắt lưng, khiến nạn nhân tử vong. Thậm chí có trường hợp bị đánh ba tháng, năm tháng, hoặc một năm sau mới qua đời.
THẾ LỰC XÃ HỘI ĐEN VÔ TƯ LỘNG HÀNH
Phần lớn sau các tổ chức “hắc đạo” này đều là những người có quyền lực. Thân thế trong sạch “đỡ đầu” hoặc bao che. Những kẻ xuất thân từ “hắc đạo” có thể được thay đen đổi trắng về thân phận. Thậm chí còn nắm giữ địa vị chính trị nhất định.
Dưới thời nhà Thanh, đại ác bá là Mã Sĩ Trấn từng hoạt động trong tổ chức ngầm có tên “Tiệm chí phú nhiêu”.
Vào những năm Gia Tĩnh dưới thời nhà Minh, ở Nam Kinh từng xuất hiện một tổ chức đòi nợ thuê có kỷ luật và thủ đoạn vô cùng tinh vi. Người được xưng là “bố già” của tổ chức này là Đặng Ngọc Đường.
Họ Đặng dưới tay có mười mấy kẻ thân tín, chuyên giả danh lưu lạc khắp nơi làm thám tử. Chỉ cần những kẻ này “đánh hơi”được các thương nhân nào ở Nam Kinh mới có mối làm ăn, sẽ lập tức truy ra thân thế, quê nhà, người thân…
Sau đó, Đặng Ngọc Đường sẽ ngụy tạo giấy tờ vay nợ của người thân thương nhân rồi tới tận cửa nhà tác quái làm loạn.
Thương nhân thấy biên lai, chứng từ rõ ràng, không thể chối cãi. Khi đó đội đầu trâu mặt ngựa của “bố già” này sẽ ra mặt dọa dẫm. Những người làm ăn này vì vậy buộc phải “trả nợ” để giữ lấy tính mạng và yên ổn làm ăn.
Để có thể “đổi trắng thay đen”, công khai làm loạn như vậy. Đặng Ngọc Đường thường xuyên qua lại thân thiết với giới quan lại lúc bấy giờ. Suy cho cùng, xã hội đen Trung Quốc thời xưa có thể “vượt mặt” cả Thiên tử. Đây cũng là nhờ những kẻ hủ bại chốn quan trường bao che, bợ đỡ.
Nguồn: Đ.V (vothuat.vn)