Béo phì là sự tích tụ quá nhiều mỡ thừa trong cơ thể.
Tại Hoa Kỳ, có đến 24% nam giới và 27% nữ giới mắc chứng béo phì. Mặc dù không có con số nào thống kê chính xác, nhưng lượng người bị béo phì của Việt Nam cũng ngày một tăng lên. Nếu không kịp thời ngăn chặn, đây có thể trở thành “đại dịch” của thế niên kỉ mới. Béo phì không chỉ đơn giản làm mất tính thẩm mĩ. Nó còn kéo theo những hệ quả nghiêm trọng như: suy tim, đái tháo đường, ung thư,…
Vậy các tác nhân gây béo phì là gì và làm thế nào để ngăn chặn “đại dịch” này?
Kickfit sẽ liệt kê một số lý do cơ bản ngay dưới đây:
Do chế độ ăn uống không khoa học – tác nhân gây béo phì lớn
Tác nhân gây béo phì cơ bản đầu tiên phải kể đến là do chế độ ăn uống không khoa học. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng cơ thể. Lâu dần bạn mất kiêm soát trong ăn uống dẫn đến béo phì.
Mỗi ngày việc bạn ăn các thực phẩm có chứa quá nhiều năng lượng, nhiều mỡ, muối hay đường. Các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có gas là những thực phẩm có chứa hàm lượng mỡ rất cao, việc sử dụng thường xuyên sẽ dẫn tới thừa năng lượng, mỡ tích tụ gây béo phì.
Ăn uống nhiều và không khoa học dễ gây béo phì
Ăn quá nhiều thực phẩm tinh bột
Carbonhydrate – gọi tắt là Carb – cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, carbonhydrate nên chiếm 50-60% tổng số calories. Nếu không được cung cấp đủ tinh bột, cơ thể sẽ vấp phải những vấn đề: hạ đường huyết, mệt mỏi, uể oải và hoạt động khó khăn. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều carb cũng sẽ tăng nguy cơ mắc chứng béo phì và thừa cân. Bởi gan chỉ có thể chuyển hóa một lượng carb nhất định. Quá nhiều carb sẽ khiến gan hoạt động “quá năng suất”. Khi lượng carbonhydrates quá nhiều, chúng sẽ chuyển hóa thành liquid (mỡ) tích tụ trong cơ thể.
Vì vậy nếu không muốn bị béo phì, bạn nên có một kế hoạch ăn uống khoa học. Cân bằng các chất dinh dưỡng tiêu thụ trong một ngày, bao gồm carb, chất béo, đạm và chất xơ. Hạn chế các món ăn chứa quá nhiều carb như: xôi, bánh chưng, pizza, bánh ngọt,… Thay vào đó là các loại carb chuyển hóa chậm: gạo lứt, bánh mì đen, khoai lang,…
Béo phì do căng thẳng, lo âu
Căng thẳng, lo âu, trầm cảm cũng là nguyên nhân gây béo phì. Stress khiến cơ thể hình thành peptit, hợp chất này sẽ tạo thành các khối mỡ, đặc biệt là ở vùng bụng. Đã có nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về kết luận về mức độ tương đồng giữa béo phì với stress. Những người bị stress có thể tăng gấp 2 lần trọng lượng so với những người không stress có cùng chế độ ăn giàu năng lượng.
Béo phì cũng có thể do căng thẳng và mệt mỏi
Cơ thể bị rối loạn chuyển hóa
Rối loạn chuyển hóa thường gặp ở những người có vấn đề về tâm lý hoặc các vấn đề về hô hấp, đây là nguyên nhân dễ gây béo phì. Khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa lipid chủ yếu do hệ thần kinh và nội tiết điều khiển dẫn tới hậu quả cơ thể bị tích mỡ quá nhiều gây béo phì. Ngoài ra, suy giảm chức năng ở tuyến yên, thượng thận hay tuyến giáp đều sinh béo phì.
Lười vận động – Tác nhân gây béo phì khá phổ biến
Lười vận động dẫn đến tình trạng năng lượng nạp vào cơ thể không được tiêu hao, dẫn đến béo phì. Khi thức ăn nạp vào cơ thể, cơ thể vẫn thực hiện quá trình trao đổi chất tạo năng lượng. Nếu không được sử dụng, năng lượng sẽ biến thành mỡ thừa tích tụ lại trong cơ thể, đặc biệt là ở vùng mông, bụng, đùi, tay và đến cả mặt.
Lười vận động dẫn đến tình trạng béo phì
Bạn cứ hình dung nếu cơ thể nạp nhiều calo mà không được chuyển hóa tiêu hao thì việc béo phì là không thể tránh khỏi.
Gen di truyền
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện gen FTO gây thèm ăn ở người. Chúng cũng có thể gây ra béo phì, tiểu đường. Nếu bố mẹ hoặc người cận huyết thống bị béo phì thì con cái cũng có nguy cơ béo phì cao.
Tóm lại, nếu bạn có một chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hàng ngày thì bạn sẽ không bị mắc béo phì. Hãy thiết kế cho mình một chế độ ăn khoa học và lên kế hoạch tập luyện tại kickfit-sports.com.
Xem thêm: http://kickfitvietnam.com/tac-hai-cua-beo-phi-va-bien-phap-cho-ban